'Rắn hổ mang' SU -27 và chiến thuật siêu cơ động
TPO - Chiến đấu cơ SU-27 được mệnh danh là 'kẻ tấn công sườn' từ lâu đã có mặt trong biên chế không quân Việt Nam và hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ không phận cũng như bảo vệ biển đảo...
Hiệu quả tác chiến với những tính năng siêu cơ động của máy bay chiến đấu, được thiết kế và thử nghiệm bởi những nhà thiết kế và những phi công thử nghiệm không lực Nga đã được tất cả mọi người, có một chút hiểu biết với hàng không và máy bay chiến đấu vô cùng kinh ngạc và thán phục.
Ấn tượng nhất là trình độ bay đẳng cấp của phi công Nga như Pugachev's Cobra (Hổ mang bành), Frolov's Chakra (Vòng xoáy tử thần) hook (Hổ mang xoáy ngang), bell ( Chuông), thực hiện trong các Airshow (triển lãm hàng không, những kỹ năng bay siêu cấp như vậy các phi công với những máy bay của Phương Tây hoàn toàn không có khả năng thực hiện được. Tính năng kỹ thuật siêu cơ động như vậy được các chuyên gia hàng không nước ngoài và phương Tây khẳng định tính ưu việt và thế chủ động áp chế đối phương trong các trận không chiến của các máy bay tiêm kích siêu cơ động hiện đại, được sản xuất bởi tập đoàn chế tạo máy bay mang tên P.O.Sukhoi. Nhưng thực tế những tính năng cơ động siêu việt ấy có thể được ứng dụng trong một trận không chiến hiện đại?
Siêu cơ động và không chiến ở Việt Nam
Xuất hiện vào cuối những năm 40-x trong biên chế lực lượng không quân của các nước có nền công nghiệp phát triển các máy bay tiêm kích phản lực, những thành tựu khoa học công nghệ này đã khiến cho các trận không chiến tăng nhanh tính linh hoạt, tốc độ cơ động, biến đổi đội hình và mở rộng không gian chiến trường. Những máy bay điển hình của nghệ thuật không chiến phản lực mới là máy bay MIG – 15 của Liên bang Xô viết và F-15 "Sabre" của Mỹ, những máy bay đã tham chiến trên bầu trời của Bắc Triều tiên vào những năm 50-x.
Ngay lúc đó những tính năng kỹ chiến thuật của các loại máy bay mới và vũ khí trang bị của chúng, được thừa hưởng từ những máy bay cánh quạt cũ sử dụng động cơ pittong hoàn toàn không tương thích. Không đồng bộ khi không gian tác chiến của chiến đấu cơ mở rộng và một không gian nhỏ hiệu quả bắn được mô phỏng tương tự nhu hình nón với đỉnh là trọng tâm của máy bay, giới hạn của chiều cao (chiều dài hình côn ngang) là 500m – 700m. Từ đó tần suất các trận không chiến, mà kết quả không có máy bay bị bắn rơi cho cả hai bên tăng vọt lên. Đã có những trường hợp, phi công tiêm kích chiếm được ưu thế trên không trung, nhưng không thể kết thúc được trận đánh do tính hạn chế của vũ khí trên thân máy bay.
Vấn đề đã được nhanh chóng giải quyết bằng sự xuất hiện của hệ thống tên lửa không đối không vào những năm 50-x tại Mỹ. Tên lửa không đối không được phát triển bởi người Đức vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ II, các nhà thiết kế Đức đã chế tạo và đưa vào thủ nghiệm các mẫu đầu tiên của đầu đạn phản lực có điều khiển cho các mục tiêu trên không, nhưng đã không hoàn thiện được thiết kế, các mẫu tên lửa có khối lượng và kích thước quá khổ đối với các máy bay cánh quạt (200 – 250 kg) đồng thời thời gian còn quá ít để giải quyết mọi tồn tại, tất cả những vấn đề đó đã không cho phép người Đức thử nghiệm loại vũ khí mới trên bầu trời của đại chiến thế giới lần thứ II. Nhưng những thành tựu do người Đức phát triển đã được người Mỹ sử dụng rất thành công, khi người Mỹ có một nền công nghiệp quốc phòng và cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ rất phát triển, đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và hoàn thiện các thiết kế ban đầu của khoa học quân sự Đức.
Vũ khí mới được sử dụng rộng rãi cho các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 2, để nâng cao hiệu quả chiến đấu, các loại vũ khí mới được lắp theo chuẩn các đài radar chỉ thị mục tiêu. Cần nhận xét rằng, các tên lửa có điều khiển được dẫn đường bằng phương pháp 3 điểm, có nghĩa là phi công phải ngắm trùng vạch dấu trên bảng kính ngắm sao cho trùng với điểm ngắm trên mục tiêu nhìn thấy được và bản thân tên lửa được phóng. Chính vì vậy, cơ động khi phóng tên lửa đã tăng cường các giới hạn về tải trọng cứng cho máy bay – phương tiện mang tên lửa và mục tiêu, tải trọng này không vượt quá 2 đơn vị. Ngoài ra, các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 2 và thứ 3 đã có quyết định không trang bị pháo tự động, loại vũ khí được cho là không đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại trên không, hoặc giữ lại một phần ở các máy bay có khả năng phát triển trong tương lai như Vought F-8 Crusader. Các loại máy bay khác hoàn toàn không sử dụng, các phiên bản tiêm kích không có pháo tự động là MiG 21 và F-4.
Kết luận này được hình thành từ lý luận triển khai các trận đánh trên không của cả hai bức màn chắn thép, do trên máy bay tiêm kích hiện đại có tên lửa có điều khiển, tầm bắn hiệu quả của tên lửa, những tính năng đạo hàng quán tính và độ chính xác rất cao của tên lửa theo từng năm lại tăng lên, từ đó cho thấy các trận đánh cơ động cận chiến trên không trong chiến tranh hiện đại không cần thiết, và các loại pháo tự động, cùng với thời gian, biến thành vật trang trí. Nhưng các trận đánh trên không trong các cuộc chiến tranh khu vực đã chứng mình hoàn toàn ngược lại.
Một trong những minh chứng rất rõ nét khẳng định sự sai lầm nghiêm trọng của lý thuyết không chiến hiện đại nêu trên là cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam vào những năm 1961 – 1975, trong cuộc chiến này, máy bay tiêm kích đa nhiệm F-4 Phantom, là máy bay phản lực lớp đầu tiên của thế hệ thứ 3, đối đầu với đại diện của thế hệ máy bay thứ 1- thế hệ máy bay cận âm của Không quân Việt Nam MiG 17. Vào giữa những năm 1960-x. Tiêm kích đa nhiệm F-4 được coi là cỗ máy chiến tranh hiện đại nhất: 2 động cơ tuốc bin phản lực cho phép máy bay có vận tốc rất lớn, đạt đến M=2, trên máy bay được trang bị radar công suất lớn AN/APQ-120 và một hệ thống trang thiết bị điện tử rất hiện dại, kíp lái có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm gần AIM-4 "Falcon" và AIM-9 "Saydvinder" tên lửa không đối không tầm trung AIM "Sparrow", có bán kích hoạt động rất rộng và trần bay rất cao, tải trọng tối đa đạt tới 7250 kg.
Trên nền trang bị kỹ thuật của F-4, máy bay MiG 17 xem ra rất nghèo nàn, tốc độ cận âm, bán kính hoạt động nhỏ và chỉ có 3 khẩu pháo tự động. Nhưng điều kinh ngạc lại lớn hơn cả sức tưởng tượng, khi Bộ tư lệnh chiến thuật Không quân Mỹ thống kê cho thấy, trong các cuộc đấu tay đôi một đối một, trường hợp tốt nhất với F-4 là không ai bị bắn hạ! Khi cuộc chiến không quân có sự tham chiến của MiG 19 và MiG 21, tình huống chiến thuật của các phi công Mỹ trở nên rất tệ hại.
Nguyên nhân của sự “sỉ nhục” trên là, với một máy bay tiêm kích hiện đại với tất cả những thành tựu của nền khoa học công nghệ hàng đầu thế giới được lắp đặt trên F-4, loại này không được lắp pháo hàng không cổ lỗ đầy tin tưởng, hiệu quả của tên lửa không – không có điều khiển thấp hơn cả sự mong đợi, tầm bắn gần nhất của tên lửa có thể phóng đạn là 1.000m. Trong thực tế chiến đấu, cứ 11 tên lửa "Sidewinder" được phóng trong chiến tranh Việt Nam, chỉ có một tên lửa tìm được mục tiêu (hiệu quả chiến đấu thực tế là 0,091 hay 9,1%). Cận chiến trên không cho thấy, khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện chiến trường khu vực, máy bay F-4 nếu không nói là bị tước vũ khí, thì vũ khí cũng có hiệu quả quá thấp. Đồng thời quá trình đào tạo huấn luyện phi công cũng chưa đạt tới đẳng cấp mong đợi, do không được quan tâm chú ý đúng mức như thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ II.
Hoàn toàn dễ hiểu, trong tình huống chiến trường, người Mỹ đã nhanh chóng tiếp nhận giải pháp. Năm 1968 xuất hiện mẫu máy bay Con ma – F-4E, trong cấu trúc thiết kế có đưa vào những thay đổi đáng kể, nhằm tăng cường khả năng cơ động chiến đấu tương đương với MiG trong tác chiến tốc độ cơ động cao. Nhưng quan trọng là máy bay được trang bị thêm súng đại bác tự động 6 nòng Vulcan M61A1 với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, làm tăng cường sức mạnh tác chiến trong cận chiến. Đồng thời, Không quân Mỹ đưa ra chương trình huấn luyện phi công tiêm kích, tăng cường và nâng cao khả năng của phi công và những thủ đoạn chiến thuật không chiến tầm gần. Vì vậy, trong lực lượng không quân Hải quân Mỹ xuất hiện trường huấn luyện bay Top Gun, đồng thời tổ chức các Phi đội "Aggressor" sử dụng máy bay F-5, có tính năng kỹ chiến thuật tương đương hoặc cao hơn MiG 17 - 21, đóng vai trò là các phi công Việt Nam, sử dụng kỹ chiến thuật bay và các thủ đoạn tác chiến của đối phương làm đối tượng tác chiến.
Vào cuối những năm 60-x, dựa trên những kinh nghiệm xương máu của chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cho phát triển và sản xuất hàng loạt loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4. Cơ sở căn bản để thiết kế loại máy bay tiêm kích hiện đại F-15 và F-16 có yêu cầu quan trọng là phải đạt được những tính năng cơ động cao hơn hẳn những loại máy bay tiêm kích thế hệ trước, đặc biệt là đảm bảo tăng cường hệ số lực đẩy trọng lượng (thrust-to-weight ratio)
(lực kéo lớn nhất trên khối lượng máy bay) đến 1 hoặc lớn hơn, giảm tải trọng lên cánh máy bay đến 290 – 320 kg/m2. . Điều đó, với sự nâng cấp tên lửa "Sidewinder" bắn với mọi góc phóng AIM-9L và M với đầu tự dẫn hồng ngoại, đã làm tăng cường đáng kể hiệu quả chiến đấu trong các trận cận chiến trên không. Một trong những yêu cầu quan trọng là lắp đặt một khẩu pháo tự động tốc độ cao với một cơ số đạn đủ lớn, và trong những cuộc chiến tranh khu vực tính từ những năm 60-x đến 90-x. Cứ 3 máy bay bị bắn rơi thì có một chiếc bị rơi bởi hỏa lực pháo tự động.
Cùng với những quan niệm đúng đắn về cận chiến trên không, vai trò của những trận không chiến tầm xa cũng được nhận thức đúng đắn và có những thay đổi rất lớn, để có thể tác chiến tầm xa, trên máy bay tiêm kích sử dụng các radar tìm kiếm và bắt mục tiêu công suất lớn có tầm phát hiện mục tiêu rất ra, có thể tự động phát hiện và theo dõi đồi thời nhiều mục tiêu, xác định độ nguy hiểm của các mục tiêu theo phân loại cấp độ nguy cơ, đồng thời radar còn chỉ thị mục tiêu cho các đầu dẫn và dẫn bắn cùng một lúc nhiều tên lửa. Các máy bay tiêm kích hiện đại trong trận không chiến tầm xa có khả năng công kích mục tiêu với tên lửa có điều khiển trên khoảng cách từ 40 – 50 km. Trên các máy bay tiêm kích MiG 31 và F-14 được trang bị tên lửa tầm xa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 180 km.
Sự xuất hiện hiệu quả của máy bay F-15 và F-16 của Mỹ trong biên chế của lực lượng không quân Israel trong cuộc chiến tranh vào những năm 1982 đã thúc đẩy Liên bang Xô Viết những giải pháp có tính phản công mới và cũng vào năm 1982, trong biên chế của lực lượng không quân chiến trường và không quân phòng không xuất hiện loại máy bay thế hệ thứ 4 MiG 29, và chỉ sau 2 năm, máy bay tiêm kích mạnh hơn Su-27. Nếu như máy bay MiG- 29 là câu trả lời cho F-16 thì rõ ràng Su- 27 là đòn phản công quyết liệt cho F-15. Mặc dù trong không chiến chưa có lần nào có sự đối đầu giữa Flanker và Eagle, nhưng trong các cuộc triển lãm hàng không quốc tế, trong con mắt của thế giới không quân chiến đấu, hào quang của Vua bầu trời Mỹ nhanh chóng tắt ngấm trước điều Thần diệu của Nga, nguyên nhân của điều kỳ diệu này là các phi công Nga đã thể hiện trong không gian những kỹ thuật bay cơ động “ phi chuẩn” ngoài sức tưởng tượng của bay hiện đại.
Có thể nêu lên một ví dụ: 30 tháng 7 năm 1989 báo Economist số ra hàng ngày ( nguồn thông tin từ cuốn tài liệu của A.Fomin “ Su-27, Lịch sử máy bay tiêm kích, trang 75 – tác giả” : Ngôi sao của triển lãm hàng không ở Le Bourget. Trước hết, đó là kết quả của thiết kế mô hình khí động học hoàn hảo. So với các máy bay khác có nguồn gốc sản xuất từ Phương Tây, máy bay tiêm kích Su-27 giữ được khả năng ổn định rất tốt với góc hướng vận tốc lớn (110o Su-27; 35o F-16, 45o cho "Rafale"). Đặc biệt ấn tượng là kỹ thuật bay Rắn Hổ mang của phi công Xô Viết, khi người lái nhấc mũi máy bay lên đến độ, anh ta đang bay về phía trước bằng đuôi máy bay. Với kỹ thuật bay này, khi đấu trên không F-15 sẽ gặp khó khăn rất lớn. Khả năng đột ngột hãm tốc độ và nhấc mũi máy bay lên trong vài giây, trong giai đoạn ngày nay đã cho máy bay Su -27 một ưu thế quan trọng hơn hẳn các máy bay F-15, F-16, F-18, Mirage 2000 và Rafale, những máy bay này hoàn toàn không có khả năng thực hiện kỹ thuật bay này.
Ngoài ra, việc Su-27 có thể thực hiện được động tác bay này cho thấy tính cơ động linh hoạt của của Sukhoi và khả năng điều khiển máy bay siêu đẳng và không chỉ trong một động tác bay kỹ thuật được biểu diễn của phi công Viktor Pugachev . Trên thực tế Su-27 đã vượt ra khỏi những giới hạn khả năng những kỹ thuật bay, trên cơ sở yêu cầu đặt ra để thiết kế máy bay thử nghiệm X-29 và mẫu thiết kế trong tương lai X-31, nhưng máy bay Su -27 là máy bay chiến đấu, đang có trong biên chế của các lực lượng không quân nhiều nước. Kết quả cho thấy là một máy bay tiêm kích siêu cơ động linh hoạt cho thế hệ máy bay, điều mà các công trình sư thiết kế máy bay phương Tây và Mỹ mong ước, đã thành hiện thực, nhưng lại ở bên kia chiến tuyến….
Sơ đồ góc hướng vận tốc của máy bay và góc hướng vận tốc của Su-27 khi thực hiện kỹ thuật Hổ mang bành.
Những kỹ năng bay siêu cơ động của thế hệ máy bay Su -27 đã được các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài mô tả khá kỹ càng, chính vì vậy, trong bài viết này, sẽ cố gắng mô tả ngắn gọn:.
Kỹ năng Rắn hổ mang là kỹ năng thực hiện ở độ cao từ 500 m – 1000m, tốc độ khoảng 500km/h. Phi công kéo hoàn toàn cần lái về phía mình, khi đạt góc nghiêng lực kéo mũi máy bay đến 120o phi công đẩy cần lái đến vị trí gần với vị trí trung gian. Khi máy bay chuyển về góc góc hướng vận tốc thông thường (25 o – 28 o ), Phi công lại tiếp tục kéo cần lái về phía mình, thời gian giữ cần lái trong trạng thái siêu giới hạn công kích cần ngắn nhất (min), nếu không cảm nhận tốt góc nghiêng, máy bay sẽ lật nghiêng và rơi. Chính vì nguyên nhân đó, quay máy bay theo trục dọc cần phải đảm bảo đủ sức mạnh và nghị lực, với tốc độ góc tương đối lớn (khoảng 65o /s). Toàn bộ thời gian thực hiện động tác bay Rắn hổ mang kéo dài từ 5-6s, thời gian máy bay thực hiện siêu góc góc hướng vận tốc khoảng từ 2,5s – 3,5s. Trong thời điểm đó, góc trục máy bay đạt tử 70 – 120 o , góc góc hướng vận tốc đạt 80 – 95 o, tốc độ máy bay đạt khoảng 200 – 220 km/h, thấp hơn hẳn tốc độ bay sử dụng cực tiểu của Su 27, khoảng 300km /h.
Kỹ thuật bay Rắn hổ mang và góc hướng vận tốc của Su-27.
Sơ đồ góc hướng vận tốc của Su -27 khi thực hiện kỹ thuật bay Cobra.
Động tác bay Hook (Rắn hổ mang - ngang) là kỹ thuật bay thực hiện siêu góc hướng vận tốc trên mặt phẳng ngang. Nếu Rắn hổ mang được thực hiện trên mặt phẳng thẳng đứng, thì Hook thực hiện trên mặt phẳng nằm ngang với góc cuộn (lăn) lớn và góc hướng vận tốc đạt khoảng 80 – 90 o với trạng thái mất độ cao. Tương tự như Rắn hổ mang, kỹ thuật Hook được thực hiện khi máy bay bay ở vận tốc 490 - 500 km/h và kết thúc ở vận tốc khoảng 200 – 230 km/h và động tác bổ nhào máy bay xuống để lấy tốc độ. Đôi khi Hook còn được gọi là Hổ mang – ngang do quỹ đạo máy bay tình từ thời điểm thực hiện cho đến khi mất vận tốc, bắt đầu động tác bổ nhào để lấy vận tốc tương tự như Răn hổ mang.
Choáng với 'rắn hổ mang' SU-27
Kỹ thuật bay Chuông (bell) và kỹ thuật Rắn hổ mang (Cobra).
Kỹ thuật bay xoắn vít và kỹ thuật bay vòng chữ J.
Kỹ thuật bay lộn vòng quanh trục ngang máy bay.
Kỹ thuật bay hook góc quay từ trên xuống và góc quay ngang.
Trong thực tế, các kỹ thuật Rắn hổ mang, Hook, Chuông và các kỹ thuật tương tự kỹ thuật lộn xoắn trên không với kỹ thuật giảm vận tốc đến tốc độ tối thiểu trong giới hạn thấp nhất của tình trạng khẩn cấp, là các kỹ thuật điểu khiển máy bay trong tình trạng bị giới hạn đến tối thiểu khả năng kiểm soát vị trí máy bay, cho đến khi máy bay đạt đến cận trạng thái rơi của vận tốc bay. Nhưng các kỹ thuật siêu cơ động đó có đảm bảo cho các máy bay tiêm kích của chúng ta có được sự hoan nghênh của công luận và ưu thế vượt trội trên không trong các trận cận chiến.
'Rắn hổ mang' SU-27/30 đối đầu chiến đấu cơ NATO
TPO - Sự phát triển của công nghệ stealth, vũ khí thông minh đã đặt không quân Liên bang Nga trước những vấn đề quan trọng của kỹ chiến thuật hiên đại, trong đó, năng lực tác chiến trên không đóng vai trò quyết định dành thắng lợi trên chiến trường.
Cận chiến trên không
Hoàn toàn không cần thiết chứng minh một sự thật hiển nhiên, cận chiến là sự kết nối logic của tác chiến tầm xa. Tất nhiên, từ cái nhìn đầu tiên sự cần thiết phải không chiến trên tầm bắn của súng tiểu liên có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng, dù thật sự rất đáng ngạc nhiên, cơ sở căn bản của cận chiến lại là hiệu quả không thỏa đáng trong cuộc không chiến tầm trung và tầm xa. Minh chứng cho điều đó là chiến sự xảy ra trên vùng biển Địa Trung hải trên bầu trời khu vực Vịnh Sidra. Vào ngày đó, phi đội tuần thám của lực lượng Hải quân Mỹ F-14A được điều động đánh chặn một phi đội máy bay MiG 23S của Libya, đang tiếp cận liên đoàn chiến hạm Mỹ – theo nhận định của các sĩ quan tham mưu tác chiến - với ý định gây hấn.
Trong trận không chiến, biên đội Tomcat trên đường tiếp cận đối phương, phóng hai tên lửa không – không AIM-7E "Sparrow" ở tầm bắn là 19,3 km và 16 km. Hai máy bay MiG của Lybia thực hiện động tác cơ động gấp đã tránh khỏi tên lửa. Sau đó, biên đội MiG vòng gấp về hướng F-14, dự định vòng bám đuôi máy bay Mỹ và tấn công bằng tên lửa không đối không R-13, "Yankees" rõ ràng không thích tình huống này và cũng cơ động vòng lại, đồng lúc lao vào một cuộc đấu tay đôi với máy bay MiG của Syria, nhẹ hơn và tính cơ động cao hơn. Lực lượng hai bên hoàn toàn cân bằng nhau, quyết liệt hơn trong các vòng cơ động, biên đội máy bay Mỹ đã chiếm được điểm bám có lợi và bắn hạ một máy bay MiG bằng duy nhất một tên lửa AIM-7E. F-14 số 1 sau khi tấn công đã rẽ ngoặt khỏi hướng cơ động, bay vòng và bám đuôi chiếc MiG thứ 2 đang bám đuổi theo số 2 của phi đội Mỹ và dự định tấn công từ nửa bán cầu không gian phía sau, ở khoảng cách gần 2,5 km, chiếc F-14 đã bắn hạ chiếc MiG thứ 2 bằng một tên lửa tự dẫn hồng ngoại tầm gần AIM-9L.
Su-27 Việt Nam xuất kích làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa
Trên ví dụ thực tế đã nêu, để tiêu diệt một máy bay đối phương trong tầm không chiến xa cần sử dụng đến 3 tên lửa tầm trung, nhưng trong cận chiến để tiêu diệt 1 máy bay đối phương chỉ cần sử dụng 1 tên lửa tầm gần với giá thành rẻ hơn nhiều lần. Rất thú vị là tỷ lệ tiêu hao tên lửa cho 1 máy bay đối phương đã được minh chứng bằng kết quả các trận không chiến chống Iraq của lực lượng đồng minh trên vùng trời vịnh Persian vào năm 1991. Trong các trận không chiến đó, để tiêu diệt hơn 30 máy bay của Saddam Hussein. Lực lượng đồng minh đã sử dụng đến 96 tên lửa tự dẫn không đối không có điều khiển. Các đòn tấn công được triển khai ngoài đường chân trời, không nhìn thấy mục tiêu bằng mắt thường, đồng thời các máy bay của Iraq cũng không có các hành động như tác chiến điện tử, sử dụng mồi nhử hoặc cơ động tránh tên lửa của lực lượng tấn công.
Tất nhiên, chiến thuật không chiến của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 rất khó để hình dung và tiên đoán trước, nhưng có cơ sở để suy nghĩ rằng chiến thuật cận chiến trong tương lai gần không giảm đi giá trị của nó, mà còn tiếp tục lên cấp độ cao ơn. Giả sử, một trong các bên xung đột để chiếm thế chủ động thống trị bầu trời sử dụng các máy bay không quân chiến trường thế hệ thứ 5 công nghệ stealth nhằm giảm tối thiểu khả năng phát hiện bằng radar, hồng ngoại và các phương tiện trinh sát khác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của các thế hệ máy bay tương lai mà, với phát triển đó, Nga và nhiều nước đang chậm chân hơn Mỹ rất nhiều, Mỹ đã đưa vào sản xuất hàng loạt máy bay F-22 sử dụng công nghệ Stealth, diện tích phản xạ hiệu dụng của F-22 thấp hơn hàng trăm lần so với F-15 (diện tích phản xạ hiệu dụng của F-15 là 9m2 – F-22, JSF, — 0,3 м²
Công thức tính diện tích phản xạ hiệu dụng
P2 – công suất phản xạ ngược của tia radar.
R - khoảng cách từ đài phát radar đến mục tiêu.
Pe – công suất bức xạ của chùm tia radar
D- Hệ số hoạt động định hướng của radar
Sa- Diện tích hiệu dụng của cánh radar.
Trong các trận chiến đấu có sử dụng máy bay công nghệ tàng hình stealth, thông thường không chiến tầm xa được ứng dụng đối với bên có sở hữu và sử dụng các máy bay tàng hình với các bên có sử dụng các máy bay chiến đấu thông thường thế hệ thứ 4 như (F-15, F-16, Su-27, MiG-29, "Mirage 2000", "Tornado" và các máy bay thế hệ thấp hơn). Các máy bay thế hệ 4 chỉ có thể phát hiện được mục tiêu gần như đồng thời với phát hiện bằng mắt thường. Chính vì vậy, máy bay tiêm kích công nghệ tàng hình sẽ tấn công bằng tên lửa tầm trung và chỉ có thể tham gia cận chiến, nếu tên lửa tầm trung không cho kết quả mong muốn.
Phi công của các máy bay tiêm kích thông thường khi tham chiến với máy bay thế hệ 5 hoàn toàn phải đặt niềm tin của mình vào sự nhạy bén của quan sát mắt thường, dựa vào khả năng của radar, đồng thời cố gắng phát hiện kịp thời vệt khói tên lửa tầm trung hoặc tầm xa phóng về phía mình hoặc máy bay của đối phương tiến đến gần. Trong cận chiến, phi công dựa hoàn toàn vào kỹ năng, phản ứng cơ động linh hoạt, kinh nghiệm bay và trình độ điều khiển máy bay, trình độ chiến thuật và năng lực cận chiến bởi vì các loại tên lửa tầm trung và tầm xa (R-27, IAM-7) trong lúc này hoàn toàn không phát huy được hiệu quả tác chiến.
Các chuyên gia trong nước và nước ngoài khẳng định rằng, các tính năng cơ động linh hoạt của máy bay Su-27 cho phép các phi công chiến đấu, sử dụng kỹ thuật bay Rắn hổ mang, Hook như những kỹ thuật bay tránh tên lửa không đối không, được phóng ra với góc quỹ đạo bay lớn (nhận định của A.Fomin “ Su-27, Lịch sử máy bay tiêm kích, trang 83 – ví dụ -tác giả) Dưới nhận định chúng ta có thể đọc được các dòng như sau: Bởi vi khi thực hiện chuyển trạng thái bay thông thường sang trạng thái bay với góc vận tốc hướng siêu lớn, tình trạng quá tải trọng đạt được đến 4 đơn vị, trên máy bay Su 27 còn dư dự trữ chịu tải là 5 đơn vị để thực hiện các đường cơ động, nói riêng là là nhào lộn …. Rất muốn bạn đọc chú ý và ghi nhớ kỹ những trích dẫn từ cuốn “Su-27, Lịch sử máy bay tiêm kích” theo thông số về tải trọng, chúng ta sẽ quay lại vấn đề này muộn hơn.
Tiêm kích SU-27 từ lâu đã nằm trong biên chế không quân Việt Nam
Để có thể khẳng định hoặc phủ định vấn đề đã nêu, chúng ta sẽ đặt ra một câu hỏi: cần sử dụng các kỹ thuật nào để tránh tên lửa không đối không tầm trung, được sử dụng trong các cuộc không chiến. Từ những hướng dẫn chiến thuật đến những kinh nghiệm chiến đấu cho thể chia ra được 2 kiểu cơ động tránh tên lửa:
– Các kỹ thuật cơ động nhằm thoát ra khỏi vùng có nguy cơ phóng tên lửa và thu ngắn tầm bay của tên lửa dựa trên sự tiêu hao nhiên liệu động cơ phản lực.
– Các kỹ thuật hướng đến tăng cường khả năng bắn trượt của tên lửa.
Cả hai loại hình cơ động đều yêu cầu có sự thay đổi góc tọa độ vị trí máy bay trong không trung đồng thời với sự thay đổi rất lớn vận tốc góc của máy bay đẫn đến thay đổi nhanh chóng, bẻ cong gấp quỹ đạo đường bay khi thay đổi góc tầm và hướng của máy bay. Như đã thấy, cả hai hình thái kỹ thuật cơ động Rắn hổ mang và Hook đều không thay đổi nhiều vụ trí của máy bay trong không gian, do khi thực hiện các động tác đó, chỉ đạt được siêu vận tốc góc quay của máy bay quanh trọng tâm của máy bay, mà không phải là bẻ góc của quỹ đạo máy bay.
Góc quay lớn của máy bay quanh trọng tâm của nó không làm thay đổi nhiều và đột ngột vị trí của máy bay trong không trung, do đó đầu tự dẫn radar – hồng ngoại của tên lửa như là sự di chuyển của mục tiêu, do đó không tăng được vận tốc bẻ góc tọa độ của đầu tự dẫn, từ đó không làm tăng tải trọng trên cánh điều khiển của tên lửa, cũng không thể nói đến chuyện cắt bám dính của tên lửa đối với vật thể bay (mục tiêu). Đồng thời, khi máy bay bị treo khi cơ động kiểu Rắn hổ mang đồng nghĩa với việc không có những hành động cơ động nhanh phản ứng với hoạt động tự dẫn của tên lửa và làm tăng khả năng bị trúng đạn, điều đó có nghĩa là các Siêu cơ động đó không đưa lại một khả năng cơ động chống tên lửa không đối không nào.
Từ những lý luận logic nói trên, trong giai đoạn vũ khí “cánh tay dài” đối với các trận không chiến tầm trung, các máy bay tiêm kích của không lực Mỹ được trang bị tên lửa không đối không có điều khiển AIM-120, có đầu tự dẫn đa kênh mảng pha và nguyên lý “Bắn và quên”, có thể nói chính xác rằng, khi đối phương phóng các tên lửa tầm xa, những kỹ thuật siêu cơ động Rắn hổ mang hoặc Nhào lộn quanh trọng tâm hoàn toàn không giúp được các máy bay tiêm kích tránh được tên lửa.
Thật vậy, khi Su 27 thực hiện các kỹ thuật siêu cơ động nói trên, sự thay đổi góc tọa độ rất nhỏ trong một giai đoạn thời gian quá dài. Chúng ta đều nhớ, để thực hiện động tác Nhào lộn hay Rắn hổ mang cần đến 6s. Khi đó vận tốc trung bình của Su 27 khoảng 365 km/h (tương đương với 0,3M hoặc lớn hơn một chút 100 m/s) có nghĩa là có sự thay nhỏ nhất, đồng thời theo lý thuyết thì máy bay tiêm kích hoàn toàn không thể thay đổi nhiều tọa độ vị trí trong không gian, không buộc tên lửa đối phương phải tiêu hao nhiều nhiên liệu, rút ngắn tầm bắn hoặc phạm lỗi trong dẫn bắn. Nhận định rằng, tên lửa không đối không của Mỹ sau khi đã tắt động cơ đẩy, trong trường hợp xấu nhất, tên lửa phải liên tục thay đổi độ cao từ thời điểm phóng sẽ lao với vận tốc khoảng 0, 75 – 0,8 M ( trong điều kiện này vẫn điều khiển được tên lửa).
Tất nhiên cũng tồn tại một khả năng rất nhỏ là trong điều kiện bay ở tốc độ quán tính cuối cùng, tên lửa không đủ năng lượng để tiếp cận máy bay của ta, đang thực hiện các kỹ thuật siêu cơ động. Nhưng có lẽ hy vọng đến một khả năng nhỏ bé đến 1/100 đó hoàn toàn không đáng để quan tâm, khi phát nổ, các mảnh tên lửa hoàn toàn có thể gây tổn thương nặng nề cho máy bay. Như vậy, có lẽ đã quá rõ ràng trong trận đấu tên lửa không đối không ở tầm trung, Rắn hổ mang và Hook không đóng góp chút nào và khả năng tránh tên lửa của máy bay tiêm kích, mà ngược lại, có thể gây hại thêm.
Nếu như cả hai bên đều sử dụng các máy bay tiêm kích công nghệ stealth, số lượng các trận không chiến tầm xa trong tương lai gần, nếu so sánh với các cuộc chiến tranh khu vực của những năm 60x đến 90x thế kỷ 20 sẽ ít hơn rất nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là, một trong những tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là tốc độ hành trình siêu âm rất cao, đồng thời độ phản xạ hiệu dụng của sóng radio rất thấp, do đó, không chiến tầm xa sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng, từ đó có thể nhận thấy, do đối phương hầu như không kịp sử dụng tên lửa tầm trung. Những tính năng kỹ chiến thuật của các tổ hợp kính quan sát, ngắm bắn hiện nay và trong tương lai gần không thể cho người phi công khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu, khóa mục tiêu để cung cấp thông tin kịp thời cho các đầu tự dẫn của các tên lửa có điều khiển trên máy bay. Theo những thông số được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, tầm xa cho phép phóng tên lửa không – không AIM-120C là 120 km, tên lửa không – không của Liên bang Nga R-77M lớn hơn một chút, khoảng 160 km, nhưng khi cả hai bên cùng phát hiện được mục tiêu thì đã nằm trên khoảng cách, ngắn hơn từ 5-6 lần so với khoảng cách nói trên..
Cùng với tính toán như vậy, các chuyên gia chế tạo máy bay Mỹ đã đưa vào các thông số kỹ chiến thuật của F-22 tốc độ hành trình là M=1,5, phía đối phương, được tính toán là không sử dụng các phương tiện chiến đấu thấp hơn (tác giả hy vọng rằng, dù sao chăng nữa thì cũng là máy bay thế hệ thứ 5 của Liên bang Nga, ít nhất cũng là phiên bản dùng cho xuất khẩu), có thể trong đại đa số các tình huống, các máy bay của cả hai bên tiếp cận nhau với tốc độ tương đương M = 3 hoặc gần bằng. Công thức tính với tốc độ siêu âm M, cho đáp số là tốc độ tiếp cận của 2 máy bay chiến đấu thế hệ 5 có tốc độ khoảng 1000m/s, hoặc 3600km/h. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi một phút, khoảng cách giữa các máy bay thu hẹp lại khoảng 60 km.
Lượng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho tên lửa (phát hiện mục tiêu, khóa mục tiêu, tự động bám mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, phóng tên lửa có thể diễn ra đối với cả hai bên hầu như đã trên giới hạn của cận chiến. trong giới hạn này, hiệu quả của tên lửa tầm trung hoàn toàn không cao. Nguyên nhân của sự suy giảm hiệu quả sử dụng tên lửa tầm trung nằm ở yếu tố thực tế là, tên lửa tầm trung với đầu tự dẫn chỉ thị mục tiêu laser bán chủ động với radar rất khó sử dụng, trên khoảng cách phóng tên lửa sẽ là khoảng cách trùng với với vùng mù của radar trên máy bay khi dẫn tên lửa. Trong trường hợp tệ hơn, khi đối phương sử dụng thiết bị gây nhiễu radar chủ động hoặc tiêu cực, khả năng phóng tên lửa trúng mục tiêu thực sự gặp nhiều khó khăn.
Trong những tình huống đó, tên lửa AIM -120 và R-77 cho thấy có hiệu quả hơn, hai loại tên lửa này cũng là vũ khí chủ yếu của các máy bay thế hệ thứ 5. Nhưng để sử dụng hiệu quả loại vũ khí có khả năng tiêu diệt mạnh này yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ của tổ hợp radar phát hiện, khóa mục tiêu trên máy bay. Rất tiếc rằng với tình huống thu ngắn rất nhanh khoảng cách giữa hai bên tham chiến (và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra) hiệu quả của hệ thống theo dõi, khóa và bám mục tiêu nhanh chóng suy giảm. Thực tế chiến đấu cho thấy trong điều kiện tác chiến tầm gần, cơ động nhanh tổ hợp radar mục tiêu có khả năng theo dõi và bám mục tiêu trên tầm từ khoảng tám chín trăm mét (trong không gian nửa phía sau bán cầu của đối phương) đến 9 – 10 km..
Vùng quan sát của phi công, trong vùng radar bắt và khóa mục tiêu được giới hạn bởi chùm tia radar máy bay quét trên mặt phẳng đối xứng, theo vị trí góc nhìn phi công và giới hạn đó khá nhỏ (40o lên phía trên và ±10° xuống phía dưới, theo góc phương vị là ±3°). So sánh theo trục dọc của máy bay. Vùng quan sát đó được hiển thị bằng cảm biến trên kính mũ lái phi công hoặc trên tấm kính ngắm bắn, vùng này được giới hạn bởi hai đường phía trên. Để bắt và khóa được mục tiêu phi công phải cơ động sao cho mục tiêu cần bám dính nằm trong vùng giới hạn và có xu hướng ngược lên phía trên. Sau đó phi công cần nhấn nút Khóa mục tiêu và giữ cho đến khi radar bám được mục tiêu. Thời gian khóa và bám dính của radar đối với mục tiêu bay không cơ động khoảng 2,5s, nhưng nếu mục tiêu cơ động nhanh và liên tục, hoặc nằm trên phông nền mặt đất thì thời gian khóa mục tiêu lên đến 8-12s. Trong tình huống đó, nếu máy bay địch thực hiện cơ động xuống dưới sát mặt đất, radar bắt và khóa mục tiêu có thể bị mất mục tiêu hoặc nhận được mục tiêu giả từ phản xạ của bức xạ radio hắt lên từ mặt đất.
Sau khi bắt và khóa mục tiêu, tổ hợp radar vũ khí chuyển sang chế độ tự động bám mục tiêu, radar cung cấp tọa độ chỉ thị mục tiêu cho radar trên đầu tự dẫn của tên lửa không đối không có điều khiển, chế độ tự động bám mục tiêu duy trì trong giới hạn ±15° theo góc phương vị và vị trí của máy bay theo trục dọc của thân, tương đương với mục tiêu liên tục nằm trong giới hạn của của khung kính bằng thép phía trước của buồng lái, đối với F-15 thì đó là tầm quan sát thẳng hướng của phi công. Nếu như trong quá trình cơ động, mục tiêu thoát khỏi vùng khung thép kính buồng lái phía trước đối với Su27 và khiến phi công phải quay đầu (F-15, F16), điều đó cho thấy tổ hợp radar bám đã đứt đoạn khóa mục tiêu và sẽ không phóng tên lửa được. Tất nhiên, khung kính buồng lái hoàn toàn không có mối quan hệ gì với quy trình bám mục tiêu tự động, mà chỉ là hình ảnh trực quan cho thấy, có duy trì được trạng thái tự động bám mục tiêu hay không.
Nói chung, hiệu quả sử dụng tên lửa có đầu tự dẫn radar đối với một máy bay đang cơ động nhanh và liên tục của đối phương trong điều kiện khoảng cách chiến đấu giữa hai bên bị thu hẹp nhanh chóng sẽ rất phức tạp, do khi mục tiêu cơ động càng nhanh, càng thay đổi nhanh chóng vị trí trong không gian thì thời gian sử dụng để tiến hành quy trình bám dính tự động càng lâu (nếu như có thể xảy ra), và điều đó làm cho quy trình đảm bảo cho dẫn bắn cho đến khi đầu đạn tự dẫn khóa được mục tiêu càng phức tạp. Thực tế trong các trường hợp thử nghiệm đã cho thấy, nếu như cả hai đều sử dụng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, khả năng tác chiến hiệu quả nhất còn lại sẽ là cận chiến. Kết quả là, đến một mức độ nào đó sẽ lại xuất hiện tình huống tương tự như đại chiến thế giới lần thứ II và các cuộc không chiến của các cuộc chiến tranh khu vực thế kỷ 20, chỉ có điều vũ khí sử dụng của cả hai bên sẽ là đa dụng, đa tầm và điều khiển học thông minh, đồng thời tính cơ động cao cùng với các loại vũ khí trang bị tấn công hiện đại sẽ là tính chất cơ bản của tiềm năng tác chiến máy bay tiêm kích.
"Hổ mang chúa' đối đầu 'đại bàng'
Trước khi bước vào nghiên cứu và thảo luận về cơ động linh hoạt và siêu cơ đông, cần nắm được những yếu tố quan trọng cho cận chiến. Điều lệnh chiến đấu của cả Nga và Mỹ đều hướng dẫn tương đối giống nhau về điều kiện của tiêm kích đa nhiệm khi cận chiến tầm gần với đối phương: Hơn 52% lượng dầu dự trữ trong các thùng dầu bên trong, có hơn 4 tên lửa tự dẫn hồng ngoại và không có thùng dầu phụ, vũ khí không đối đất trên các giá treo bên ngoài máy bay. So sánh các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay Liên bang với các loại máy bay tương đương của phương Tây.
Đối với thông số Lực đẩy – Trọng lượng “thrust-to-weight”, đây cũng là một vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể, trong điều kiện thực tế. Tiêu chí đánh giá Lực đẩy – Trọng lượng thường không đúng theo thực tế sử dụng. Phương thức đánh giá thông thường là lấy thông số lực kéo max của phản lực từ các bảng thông số kỹ thuật, chia cho tải trọng cất cánh của máy bay, cũng lấy từ bảng các thông số tính năng kỹ chiến thuật. Do đó, chúng ta sẽ gặp trên quyển sách đã nêu là: Su 27 Hệ số lực đẩy – trọng lượng là 1,2…...
Những tính năng kỹ chiến thuật của một số máy bay tiêm kích hiện đại trong cận chiến trên không.
1. Khối lượng tên lửa hồng ngoại và pháo tự động đầy đủ cơ số đạn.
2. Khối lượng tên lửa hồng ngoại R-73 và cơ số đạn với pháo tự động 30mm GS-301.
3. Khối lượng 4 tên lửa hồng ngoại AIM-9M và cơ số đạn với pháo tự động 20 mm М61А1.
4. Khối lượng 4 tên lửa "Magique" 2 và cơ số đạn dành cho 2 pháo tự động 30mm "Def" 554.
5. Khối lượng 4 tên lửa AIM- và cơ số đạn dành cho 2 pháo tự động 27 mm "Mauser."
6. Chỉ số 50% khối lượng dầu bay, dự trữ trong các thùng dầu trong máy bay.
Không có nhiều chuyên gia nhận thấy rằng, lực đẩy của động cơ trên giá thử nghiệm và lắp đặt trên máy bay hoàn toàn không giống nhau. Khi động cơ được lắp trên máy bay, lực đẩy bị giảm sút do hiện tượng mất năng lượng ở các bộ phận đầu vào và đầu ra, đồng thời tiêu hao năng lượng trên quá trình dẫn động các bộ phận trên máy bay. Trong quá trình bay cùng với tầm cao không gian lực đẩy giảm sút do áp suất khí quyển giảm dần, với quá trình tốc độ tăng lên, lực đẩy động cơ cũng tăng lên, nhưng đồng thời cũng phải thắng sức cản của không khí cũng tăng lên. Do đó, để biết gần đúng lực đẩy của động cơ trong điều kiện cận chiến (Н = 3000 hoặc < 9000 м, М=0,8–0,85), khi đó lực đẩy được nhân với thông số thực nghiệm khí gas 0,785, thông số được sử dụng để tính toán các tiêu hao năng lượng trong điều kiện hoạt động với chế độ tốc độ cao, trong trường hợp Su-27 động cơ AL-31F sẽ là 9300 kgf, đối với lực đẩy thử nghiệm là 12500 kgf trên giá thử nghiệm, tất nhiên hệ số lực đẩy trên khối lượng của Su có thể là 1,2 và 1,3 nhưng chỉ trong trường hợp lượng dầu còn rất nhỏ trong thùng, không có vũ khí trên các giá treo và đang bay với vận tốc siêu âm.
Theo nguyên tắc, tính toán và so sánh các tính năng kỹ chiến thuật và khả năng cơ động của các máy bay tiêm kích, khi tiếp cận đối phương lần thứ nhất, dựa trên cơ sở của những tính năng kỹ chiến thuật vô cùng quan trọng, đó là hệ số Lực đẩy – Trọng lượng và tải trọng riêng trên cánh, bởi vì các tính chất đó cùng với chất lượng thiết kế khí động học xác định tính cơ động của chiến đấu cơ. Như không có vận tốc góc lộn vòng, vận tốc góc quay vòng, chính những thông số vận tốc này ảnh hưởng đến khả năng điều khiển cần lái máy bay, vận tốc lộn vòng, vận tốc quay đối với mỗi tốc độ của máy bay và những độ cao khác nhau đều khác nhau, đồng thời, những thông số về khả năng tăng tốc của động cơ, ngoài lực đẩy – trọng lượng, cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khí động học của máy bay – do đó, trên thực tế, hai thông số Hệ số tải trọng trên cánh và Lực đẩy – trọng lượng là chưa đầy đủ khi đánh giá khả năng cơ động thực tế của tiêm kích.
Xem lướt qua những thông số có được trên bảng thống kế các máy bay tiêm kích hiện này, có thể nhìn thấy rõ ràng F-15C có những tính năng kỹ chiến thuật trong cơ động tác chiến hơn hẳn các máy bay tiêm kích Nga, ngay cả F-16C và F/A -18 cũng trở thành các đối thủ rất có ưu thế trên không chiến. Thay thế cho F/A -18C là F/A-18E, có các tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn rất nhiều, đồng thời có những cải tiến đáng kể về trang thiết bị điện tử trên máy bay. Trong giai đoạn hiện nay, nếu tính toán đến các chủng loại máy bay của khối quân sự NATO, thì “Eagle” hiện đang đứng hàng đầu trong những máy bay tiêm kích có khả năng cơ động cao nhất, nhưng theo sát nó đã là máy bay tiêm kích đa nhiệm của Pháp Rafal – M. Theo những thông số được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông, Rafal-M có những tính năng kỹ chiến thuật cao hơn hẳn cả MiG – 29 và Su-27.
Trong những trường hợp sẵn sàng chiến đấu cao, thực hiện ngay tức khắc mệnh lệnh với biên chế trang bị cơ sở (8 tên lửa có điều khiển MICA, một cơ số đạn cho pháo tự động và 60% lượng dầu dự trữ, tải trọng cất cánh của Rafal – M khoảng 14 710 kg cho tải trọng riêng trên cánh là 326kg/m2, và hệ số lực đẩy – khối lượng là 1,03. Nhưng trên thực tế, Rafal –M chưa phát huy được hết tính năng kỹ chiến thuật do trang thiết bị điện tử vẫn trong quá trình hiện đại hóa và có hàng loạt những hạn chế xuất hiện trong quá trình khai thác sử dụng.
Nếu F-15A hơn Su-27 theo tải trọng riêng trên cánh và Hệ số lực đẩy – Trọng lượng, nhưng F-15 lại có trọng tải nặng hơn. Trong điều kiện cận chiến trên trần bay thấp, khả năng cơ động rất cao, Su-27 /30 đã thể hiện tính cơ động của mình. Căn cứ trên các cuộc tập trận giữa Su-30 và F-15 C/D, Su-30 bám được đuôi trong vùng không gian bán cầu phía sau của F-15 trên 1 ½ vòng không cần phải tăng lực đẩy và bẻ góc hướng vận tốc không vượt quá 18o. Theo nhận xét của những người tham gia cuộc tập trận cho thấy, F-15 thua sút so với Su-27 và MiG - 29 về khả năng cơ động ở tốc độ cận âm. Đồng thời hệ thống kính ngắm quang học và radar OLS, hệ thống này cho phép khóa và bám theo mục tiêu trên khoảng cách ngắn, trên khoảng cách này radar trinh sát, phát hiện mục tiêu và dẫn bắn trên máy bay hoạt động không hiệu quả, đồng thời OLS cũng có khả năng bí mật khóa và theo bám mục tiêu ở cự ly trung bình. F-15 không được lắp đặt hệ thống này.
Một trong những điểm mạnh của Su-27 là hệ thống chỉ thị mục tiêu trên kính chắn gió của mũ lái. Đây là một thành tố kỹ thuật bắt buộc và hoạt động dựa trên nguyên tắc 3 đèn phát hồng ngoại IR-LEDs trên mũ lái và 2 photodiot trên cabin máy bay. Một hệ thông tương tự cũng được lắp đặt trên mũ lái của F-15 nhưng được xây dựng trên cơ sở con quay hồi chuyển, cần có từ 15 – 20 phút để ổn định trước khi cất cánh và nặng khoảng 400g được gắn trên mũ. Nếu như trận đánh đòi hỏi mức độ cơ động cao với tải trọng lên đến 9g quá tải (giới hạn cuối cùng của quá tải máy bay tiêm kích thế hệ 3-4), vì vậy, khi tác chiến cơ động nhanh tầm gần, phi công của F-15 không sử dụng, mặc dù vậy, người Mỹ cũng đã cố gắng thiết kế một hệ thống đa nhiệm hơn, từ tháng 10 năm 1998, tiến hành thử nghiệm hệ thống kính ngắm trên mũ lái JHMCS với hệ thống hiển thị trên mũ lái phi công. Trên hệ thống sẽ có thông tin kỹ thuật số tương tự như trền màn hiển thị của radar. Nhưng trên mũ lái của Su-27 đơn giản hơn, chỉ hiển thị khả năng sẵn sàng của tên lửa, tình trạng khóa mục tiêu và các thông số cần thiết khác...
Như vậy, những thông số kỹ thuật cho thấy, ở các trận không chiến tầm trung và tầm gần, đặc biệt là cận chiến tầm gần cho thấy, MiG 29 và Su 27 có ưu thế hơn so với đối thủ tiềm năng của nó, F-16C và F-15 Eagle, đặc biệt là khả năng cơ động vòng gấp và góc vận tốc máy bay khi cơ động ở tầm thấp với tốc độ cận âm.
Có thể dễ dàng nhận thấy MiG - 29, nhờ có tải trong riêng trên cánh thấp hơn và Hệ số lực đẩy – Trọng lượng cao hơn, sẽ có khoảng 50% ưu thế trong các vận tốc góc khả năng bẻ góc ở các tầm cao đến 3000 m so với F-15C đồng thời khả năng lấy gia tốc đột ngột cao hơn. Với F/A – 18A/C, cùng trên một tầm bay cao tương đương, có khả năng bẻ góc rộng hơn cùng với vận tốc góc cũng tăng chậm hơn. Cũng có thể dễ nhận thấy rằng, F/A -18 Hornet, là máy bay tiêm kích đa nhiệm, phù hợp hơn với các trận không chiến tấn công chủ lực, chứ không phải hoàn toàn là máy bay tiêm kích, thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trong các trận không chiến trên bầu trời, nhiệm vụ này, khối quân sự Mỹ và NATO dự kiến sẽ đặt lên vai của chiếc máy bay thế hệ thứ 5 F-35 sử dụng công nghệ Stealth.
Những đối thủ của 'rắn hổ mang' SU-27
Trong giai đoạn hiện nay, trên những thông số kỹ thuật, máy bay chiến đấu F-15 là đối thủ tác chiến tương xứng với Su-27.
"Mirage" 2000-5, căn cứ vào tải trọng riêng trên cánh máy bay, có khả năng thực hiện rất tốt các vòng xoáy, khả năng cơ động của Mirage 2000 tương đương với MiG-29, nếu tính tải trọng riêng trên cánh, có khả năng thực hiện những vòng xoáy đột ngột, tương tự như máy bay MiG. “Mirage” 2000-5 được trang bị hệ thống tranh thiết bị điện tử điều khiển từ xa, nhưng Mirage không có tính ổn định cao trên các góc vận tốc lớn, do đó,thường tổn thất nhiều khí động lực cho cải bằng máy bay khi cơ động, động thời hệ số hiệu suất của lực nâng máy bay cũng tương đối thấp, cũng như hệ số lực đẩy – trọng lượng cũng không cao. Từ những nhận định đó cho thấy, nếu so sánh với Su-27, Mirage khi cận chiến với khả năng cơ động lộn, xoáy cao, Mirage – 2000 mất nhiều thời gian và lượng dầu hơn. Giả sử trong trường hợp tiếp xúc trong cận chiến trên không ở độ cao thấp, nếu như phi công tiêm kích Pháp không bám đuôi được MiG-29 trong vòng lượn đầu tiên và sử dụng vũ khí tầm gần (tên lửa, pháo tự động ) thì khả năng dành chiến thắng trong các vòng xoáy nhằm đi vào vùng bán cầu phía sau của MiG lần thứ hai là hoàn toàn không thể.
Qua những thông số kỹ thuật và kinh nghiệm tác chiến, MiG – 29 thực sự là một máy bay tiêm kích có vị thế đáng chú ý trong các loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ, đối thủ tương xứng của MiG-29 là F-16 =11 của Eagle, đồng thời hiệu suất lực nâng của Su cao hơn Eagle đến 1,5 lần. Chính tính tối ưu của thiết kế khí động học cho Su -27 đã cung cấp cho Su-27 những tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng, trong một số trường hợp vượt trội hơn so với F-15.
Cũng đặc biệt là, các máy bay tiêm kích hạng nặng dễ dàng chiếm ưu thế trên không, có khả năng cơ động phức tạp hơn so với các máy bay tiêm kích hạng nhẹ ở độ cao tác chiến tầm gần. Ngược trở lại, các máy bay tiêm kích hạng nhẹ có ưu thế cao do tải trọng trên cánh nhẹ hơn và lực đẩy – trọng lượng hơn khi tấn công bất ngờ cận chiến ở tốc độ cao. Chính vì vậy các máy bay tiêm kích hạng nhẹ thường được trang bị các hệ thống trang thiết bị điện tử hàng không tương tự như nhau (hệ thống truyền dẫn, hệ thống dẫn đường, các màn hình hiển thị thông tin, hệ thống điều khiển các trang thiết bị trên máy bay và cảnh báo sớm, những thiết bị này giúp cho phi công tiêm kích có khả năng tấn công bằng tên lửa tầm trung với tốc độ cao vượt khỏi tầm công kích của tên lửa tầm trung đối phương, đột phá đội hình đối phương, cận chiến và nhanh chóng thoát ly chiến trường. =13, so với Kmax
Su 27 là máy bay tiêm kích tương đương với F-15. Nếu trên bảng thông số kỹ thuật, dễ dàng nhận thấy tải trọng riêng trên cánh cao hơn 18%, lực đẩy – trọng lượng thấp hơn 28%. Nhưng thực tế cho thấy, thiết kế khí động học và khung sườn của Su -27 là hành động đáp trả hoàn hảo đối với sản phẩm của hãng “McDonnell -Douglas" Thiết kế của Su-27 được thực hiện vào những năm 70-x và 80-x do đó, một số các bộ phận và trang bị cũng như các trang thiết bị trên thân máy bay, do điều kiện kinh tế và chính trị tại thời điểm đó, không được tối ưu hóa, do đó có những khối lượng dư và kích thước thừa, không tinh, gọn như trên F-15, nhưng những điểm yếu đó đã được cấu hình khí động học tối ưu nhất làm giảm bớt đi rất nhiều, đặc biệt khắc phục được yếu điểm hệ số lực đẩy – trọng lượng và tải trọng riêng trên cánh, đồng thời các nhà thiết kế của Trung tâm thiết kế thử nghiệm Sukhoi đã nâng hệ số tối ưu của Su là Kmax
Đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, trong đó công nghệ tàng hình (stealth) và khả năng siêu cơ động được ứng dụng như một yếu tố quan trọng trong tác chiến trên không, điển hình của thế hệ này là máy bay tiêm kích hạng nặng F-22 và tiêm kích hạng nhẹ F-35, máy bay F-22 có thể nói, để thay thế thế hệ F-15, F-22 so với các thế hệ máy bay cũ hơn có những đặc điểm quan trọng trong cận chiến, đó là với tải trọng cất cánh rất lớn 30206 kg (100 % lượng dầu dự trữ).
Tải trọng riêng trên cánh:
Cất cánh với max tải trọng: 487 kg/m²
Cất cánh với tải trọng trung bình: 387 kg/m²
Tác chiến cơ động (6+2 tên lửa điểu khiển, 52 % lượng dầu): 330 kg/m²
Hệ số lực đẩy – trọng lượng.
Tác chiến cơ động (6+2 tên lửa điều khiển, 52 % lượng dầu): 1,23.
Cất cánh với tải trọng trung bình: 1,05.
Cất cánh với tải trọng max: 0,83.
Hệ số quá tải của F 22 Raptor là 9,5g, độ phản xạ hiệu dụng của F-22 raptor là 0,3 – 0,4m2
F-22 trang bị pháo tự động 20mm 6 nòng M61A2 Vulcan, tên lửa không đối không 6 AIM-120C AMRAAM và 2 AIM-9M Sidewinder.
Tương tự như tính năng kỹ chiến thuật cận chiến của F-22, F-35 cóTrọng lượng có tải: 20.100 kg.
Trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg (100% lượng dầu theo cơ số).
Tải trọng riêng trên cánh: 446 kg/m².
Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: khi đầy nhiên liệu: 0,968; khi nạp 50% nhiên liệu: 1,22.
F-35 trang bị 1 × pháo tự động 6 nòng GAU-12/U 25 mm — gắn trong thân F-35A với 180 viên đạn hoặc gắn bên ngoài cánh F-35B và F-35C với 220 viên đạn. 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM.
Đáp lại yêu cầu tác chiến trên chiến trường hiện đại, không quân Liên bang cũng được tiếp cận máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với những thông số tương đương với F-22 Raptor, đó là máy bay thế hệ thứ năm của Su khôi T-50 PAK FAs, nhưng vẫn mang những tính chất tối ưu về công nghệ thiết kế khí động học của Sukhoi.
Trọng lượng đủ tải: 26,000kg
Vũ khí trang bị: 7,500 kg
Tải trọng cất cánh max: 30,610 kg.
Tải trọng riêng trên cánh:330-470 kg/m2
Tải trọng khi cất cánh đủ tải: 394 кг/м²
Tải trọng khi bay hành trình:
Với 63 % lượng dầu: 294 kg/m²
Với 100 % lượng dầu: 330 kg/m²
Lực đẩy – trọng lượng: 1.19
Trọng tải trung bình :
Với 63 % lượng dầu: 1,13 (~1,36 с «model 129») kgf/kg
Với 100 % lượng dầu: 0,98 (~1,17 với «model 129») kgf/kg
Trọng tải max: 0,85 (~1,01 với «model 129») kgf/kg
Hệ số vượt tải g: 9+ g
Trang bị: 30 mm pháo tự độngđược nâng cấp GS-30-1 với 150 viên đạn, 1620 kg vũ khí trang bị (8 × tên lửa không đối không tầm trung + 2 × tên lửa không đối không tầm gần).
3 model máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 đều được sử dụng công nghệ stealth với độ phản xạ hiệu dụng rất thấp (0.0025 m2 đến 0.3 – 0,4m2). Đều có tốc độ cơ động lên đến 2M, được trang bị vũ khí tác chiến từ tầm trung đến tầm gần, điểm rõ nét nhất của các máy bay này là đều có góc quan sát bằng mắt thường kết hợp với radar tầm gần. Góc tà dương là 48o, góc tà âm là – 14, góc quan sát hai bên là 78o Từ các tính năng kỹ chiến thuật đã nêu, khi máy bay bay với vận tốc hơn một M hoặc cực đại là 2M, vũ khí trang bị tấn công tầm xa kết hợp với cơ động là tên lửa không đối không tầm trung, tên lửa tầm gần và pháo tự động. Vũ khí trang bị cho phép đòn tấn công bắt đầu từ khoảng cách tầm trung, tốc độ cơ động tiếp xúc bắt buộc các model stealth phải tác chiến tầm gần, sử dụng quang học - radar và thiết bị định vị hồng ngoại, khóa, theo dõi và tấn công từ nửa bán cầu phía sau, trong đó cận chiến đóng vai trò kết thúc trận đánh.
Từ những tính năng kỹ chiến thuật đã nêu, cho thấy: Khi xảy ra xung đột cục bộ hoặc chiến tranh, các máy bay thế hệ thứ 5 sẽ chiếm ưu thế cao trong đặc điểm tàng hình và khả năng tấn công ngoài đường chân trời đối với những nước có công nghiệp chế tạo máy bay thấp hơn – sử dụng máy bay thế hệ 4 hoặc thấp hơn nữa. Nhưng nếu với những nước đồng mức về kỹ thuật hàng không quân sự, hoặc khả năng ngụy trang tốt, kỹ thuật chiến đấu hiện đại, thông thạo địa hình mặt đất và vùng ven biển, hải đảo thì khả năng dành thắng lợi trên không có thể nói, phải phụ thuộc vào kỹ năng điều khiển máy bay, sự yểm trợ của các quân binh chủng khác và hệ thống C4I2 tiên tiến.